CÁC TỔ CHỨC NGUYỄN PHƯỚC TỘC CẦN HÀNH ĐỘNG GÌ VÀ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ DI TÍCH VÀ HIẾU SỰ ?

Thứ sáu - 14/07/2017 03:52 739 0
Xin quý mệ, quý bà con và quý bạn tham khảo và tiến hành theo các bước nếu thấy hợp lý để ngăn chặn UBND tỉnh TT-Huế di dời lăng Bà Tài Nhân sau khi đã bị một Cty xâm phạm nghiêm trọng. (Bài viết từ FB Nguyễn Phước Bửu Nam).
CÁC TỔ CHỨC NGUYỄN PHƯỚC TỘC CẦN HÀNH ĐỘNG GÌ VÀ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ DI TÍCH VÀ HIẾU SỰ ?
1)Vụ việc san ủi lăng phi tần Lê Tài Nhân của Vua Tự Đức thành bình địa của CTy bất động sản tư nhân "Chuỗi giá trị" vốn là một hành động vô nhân, nghịch đạo. Khi việc đã phác hiện ra tấm bia cùng huyệt mộ, đáng lý ra chính quyền TT H cần trừng trị CT này theo đúng Luật Hình sự và Luật Di sản văn hóa để an dân và răn đe kẻ lộng quyền, đồng thời yêu cầu công ty này phải tái dựng nguyên trạng và nguyên vị trí của lăng mộ phi tần này như một đơn vị di tích trong quần thể di tích Lăng Tự Đức và kiểm điểm sự tắc trách của các đơn vị tham mưu như Trung Tâm Phát Triễn Quỹ đất Thành Phố Huế. Sở VHTT, TTBTDTCD thì chính quyền Tỉnh và Thành Phố lại bao che dung dưỡng cho hành vi ngược ngạo phi đạo lý này và quyết tâm di dời cho bằng được di tích này ra khỏi vị trí cũ và tiến hành bãi đổ xe khủng 17.000m2 bất chấp dư luận cho là phá vỡ cảnh quan đẹp nhất của một lăng đẹp và thơ mộng nhất.
Hành động này có liên quan đến một dòng họ lớn trong lịch sử VN có công mở nửa nước và là chủ thể quản lý Tỉnh này trong 400 năm. Đây là hành động thiếu cân nhắc đối với tiền nhân và khinh thường một dòng họ hoàng tộc hiện nay có khoảng 6, 7 triệu dân kể cả hải ngoại và có ảnh hưởng qua dâu rễ, con cháu, bằng hữu cũng khoảng 6, 7 triệu người khác.
Cho nên có thể nói đây là hành vi thất nhân tâm nhất của Tỉnh TTH và Thành phố Huế.
2) Hơn nữa NPT là chủ thể lịch sử kế thừa Triều Nguyễn đã bàn giao quần thể này cho chính phủ VN năm 1945 và do đó cần đối sử trọng thị khi có việc xâm phạm di tích xảy ra.
3) HĐTS NPT đã gởi một kiến nghị lên Chủ Tịch Tỉnh TH H nhưng không được đáp ứng, trái lại có công văn hỏa tốc do PCT Nguyễn Dung ký quyết định di dời.
4) Trước sự cương quyết của Tỉnh, các tổ chức NPT có thể tiến hành 3 giải pháp:
4.1) Gởi Kiến nghị khẩn và Đơn Khiếu nại khẩn lên Thủ Tướng trình bày yêu cầu tái dựng lại lăng bà phi tần này ở vị trí cũ theo kiểu nguyên mẫu kiến trúc của lăng Vị Tài nhân thời Tự Đức. Đề nghị tạm dừng dự án để yêu cầu đánh giá lại bên ngoài (thuật ngữ khoa học về đánh giá dự án) xem có phá hoại cảnh quan Lăng không? Có vi phạm khoa học kiến trúc di sản gắn với nguyên tắc phong thủy không? và các đánh giá khác về hiệu quả môi trường, kinh tế
Kiến nghị và đơn khiếu nại khẩn này có thể được tiến hành bởi nhiều tổ chức NPT khác nhau như ở TpHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang ...hoặc các nhóm cá nhân như nhóm Tôn Thất Cẩm Huân, Vĩnh khánh, Nhóm Bảo Kỳ, Np Thuật Nhiên... hỗ trợ cho kiến nghị và đơn khiếu nại chính của HĐTS NPT Huế.
Đươc biết Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo có thể nói là tỏ ra biết trân trọng Triều Nguyễn và quần thể di tích này, với lại cùng tầm nhìn vĩ mô sẽ có cách xử lý khác.
Có thể càng nhiều kiến nghị và đơn của nhiều tập thể, cá nhân thì các yêu cầu và nguyện vọng này càng tăng tính chính đáng và tính đồng thuận cao.
4) Gởi kiến nghị và báo cáo lên tổ chức Unesco về di sản thế giới ở VN và LHQ đề nghị can thiệp với CQ VN.
Các kiến nghị này có thể tiến hành riêng từng vụ vi phạm hoặc tổng hợp các vụ việc lại
4.1) Hồ sơ khoa học về vụ san ủi lăng Phi tần của Vua Tự Đức, Lê thị thụy Tài Nhân với các minh chứng cụ thể, diễn tiến sự việc và các chứng cớ cớ bia, huyệt mộ, bài vị ở Lăng Vua Tự Đức, các nhân chứng dịa phương; vị trí tọa độ Lăng so với Lăng Vua Tự Đức và lăng bà Học Phi, những lập luận logic để minh chứng đây là đơn vị di tích trong quần thể di tích Lăng Tự Đức.
4.2) Bãi đổ xe khủng. Miêu tả, xác định đây có phải nằm trong vùng cảnh quan từ 200 ha đến 500 ha. Xác định các vi phạm với các lập luận và minh chứng cụ thể liên quan đến phá vỡ cảnh quan và nguyên tắc kiến trúc phong thủy phương Đông. Những đánh giá về hiệu quả kinh tế, nhất là mội trường; tiếng ồn, các công trình dịch vụ thương mãi và những ảnh hưởng đến không khí tịch lặng u hoài của lăng
4.3) Hồ sơ về các vi phạm khác :
- Hậu án Lăng bị phá làm trường Trung học (độn án).
- Vùng đệm cảnh quan của Lăng từ 500 ha trước 1945, 200 ha đến 300 ha trước 1975 , khoảng 150 ha đến 200 ha trước 1993 và hiện nay chưa tới 20ha. Khu vực cảnh quan này bị chiếm cứ ồ ạt bởi các khu dân cư do TTPT Quỹ đất TP.Huế trong vòng 10 năm lại đây...
Nếu các báo cáo và hồ sơ này hợp lý, tổ chức di sản thế giới của Uneso sẽ phúc tra, nếu có thực, sẽ công bố di sản này đang gặp nguy hiểm và can thiệp với CP VN dừng dự án và khắc phục những vi phạm. Nếu sau 2 năm không khắc phục sẽ bi tước bỏ danh hiệu di sản thế giới
Chính việc can thiệp quyết liệt của UNESCO với khả năng tước danh hiệu này đã làm dừng hẳn dự án KS trên đồi Vọng Cảnh vào năm 2005
Các báo cáo này có thể do một tổ chức của HDTSNPT thực hiện hoặc do các nhóm cá nhân NPT và các nhà nghiên cứu thực hiện.
4.3 Kiện ra Tòa với các cố vấn pháp luật; cố vấn di sản văn hóa, cố vấn kiến trúc cảnh quan bền vững am hiểu nguyên tác khoa học địa lý phong thủy Phương Đông
Các hành động này có thể tiến hành đồng thời để tăng tính hiệu quả.
Mời vào xem Facebook

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây