Cuộc đời Hoàng đế Hàm Nghi

Thứ tư - 05/05/2021 03:44 757 0
“Ngài Ưng Lịch là con trai cả ngài Kiên Thái Vương và là em trai của vua Kiến Phúc. Không được sống trong cảnh hạnh phúc và được nuôi dạy trong cung như hai anh là ngài Chánh Mông và ngài Dưỡng Thiện, cha chết sớm, Ngài Ưng Lịch sống trong cảnh hàn vi với mẹ (bà Phan Thị Nhàn) ở ngoài thành. Năm 1884, Ngài Ưng Lịch mới 14 tuổi, cái tuổi chỉ biết ăn và chơi hơn là lo chuyện triều đình. Một buổi sáng khi sứ giả đến đón vào cung bắt gặp Ngài Ưng Lịch ăn mặc rách rưới đang nô đùa với trẻ ở ngoài đường. khi được đưa áo mũ ra thay cậu bé run rẩy không dám mặc cũng không giám cầm lấy.
Cuộc đời Hoàng đế Hàm Nghi
“Ngài Ưng Lịch là con trai cả ngài Kiên Thái Vương và là em trai của vua Kiến Phúc. Không được sống trong cảnh hạnh phúc và được nuôi dạy trong cung như hai anh là ngài Chánh Mông và ngài Dưỡng Thiện, cha chết sớm, Ngài Ưng Lịch sống trong cảnh hàn vi với mẹ (bà Phan Thị Nhàn) ở ngoài thành. Năm 1884, Ngài Ưng Lịch mới 14 tuổi, cái tuổi chỉ biết ăn và chơi hơn là lo chuyện triều đình. Một buổi sáng khi sứ giả đến đón vào cung bắt gặp Ngài Ưng Lịch ăn mặc rách rưới đang nô đùa với trẻ ở ngoài đường. khi được đưa áo mũ ra thay cậu bé run rẩy không dám mặc cũng không giám cầm lấy.
Hoàng đế Hàm Nghi (1884-1885)
Ngài Ưng Lịch lên ngôi lấy hiệu Hàm Nghi, là vị vua thứ 8 của vương triều nhà Nguyễn (1884-1885). Chính thức lên ngôi ngày 1/8/1884 một năm sau đó diễn ra trận kinh thành Huế thất thủ (23/5/1885 Âm lịch), vua cùng với triều đình đã phải xuất bôn khỏi kinh thành. Cũng từ đây bắt đầu một trang mới cho cuộc đời của vua Hàm Nghi và một vận mệnh mới cho dân tộc.
Có thể nói, việc Ngài Ưng Lịch lên ngôi vua là một con bài của triều đình nhà Nguyễn (phái chủ chiến), do đó vua Hàm Nghi không có sự chuẩn bị cũng như không có ý niệm gì về cuộc chiến, do vậy khi phải rời khỏi kinh thành thì nhận được một thái độ rất ngạc nhiên của vua Hàm Nghi:
- “ta có đánh nhau với ai đâu mà phải chạy”.
Khi ra đến phòng tuyến Tân Sở, vua vẫn buồn rầu và đòi ngài Tôn Thất Thuyết cho người đưa về kinh nhưng Ngài Tôn Thất Thuyết tỏ ý quyết chiến với Pháp nên hai ngày sau Ngài Tôn Thất Thuyết đệ lên vua một tờ chiếu kể tội Pháp và yêu cầu nhân dân đứng lên chống lại Pháp chiếu Cần Vương ra đời từ đây. Sau khi đọc xong hai lần vua bèn nói:
-        “Bây giờ thì ta đã hiểu vì sao khanh lại không muốn cho trẫm về Huế khi còn giặc pháp chiếm đóng”,
-        vậy nếu cuộc kháng chiến đòi hỏi phải đi và sống trong rừng sâu, Ngài có đi không” Ngài Tôn Thất Thuyết hỏi?,
-         “đi đâu cũng được, sống thế nào cũng được miễn là đuổi cho giặc Pháp ra khỏi đất nước”.
Thành Tân Sở tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, Quảng Trị, nơi vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương kêu gọi toàn dân ba miền đứng lên chống thực dân Pháp, tháng 7/1885.
Hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhân dân khắp nơi dưới sự lãnh đạo của các văn thân sĩ phu yêu nước đã sôi nổi đứng lên chống Pháp. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Cần Vương đã gây ra rất nhiều khó khăn cho Pháp, do đó lãnh tụ của phong trào cũng bị Pháp truy đuổi gắt gao đặc biệt là vua Hàm Nghi, ngài Lê Trực, ngài Tôn Thất Đạm tuy nhiên đều không có kết quả. Tháng 1/1888 vua Hàm Nghi bị Pháp bắt bởi sự phản bội 2 tên suất đội hầu cận bên vua Hàm Nghi là Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc. Lúc bị bắt, vua Hàm Nghi đã chỉ thẳng vào mặt Trương Quang Ngọc mà nói rằng: 
-        “Mi giết ta đi còn hơn là mi mang ta ra nộp cho Tây”.
Triều đình Huế khi biết tin vua Hàm Nghi bị bắt, vua Đồng Khánh sai quan lại và bộ binh ra đón để đưa về Huế. Tuy nhiên, người Pháp sợ dân tình sẽ bị kích động khi thấy mặt vị vua kháng chiến nên Pháp đã báo cho viện cơ mật rằng vua Hàm Nghi lúc này tính tình khác thường, về kinh e có điều bất tiện, cần phải đưa đi tĩnh dưỡng nơi khác một thời gian. Song, trên thực tế, thực dân Pháp đã có âm mưu đầy vua Hàm Nghi sang Algérie ở Bắc Phi. Rheinart đã báo cho vua Hàm Nghi rằng thái hậu đang ốm nặng, nếu nhà vua muốn thăm hỏi thì sẽ cho rước về gặp mặt.
Nghe Rheinart nói, vua Hàm Nghi đáp rằng:
-        “Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ gì đến cha mẹ, anh em nữa”.
Nói xong, vua Hàm Nghi lặng lẽ cáo từ về phòng riêng. Vào 4 giờ sáng ngày 25 tháng 11 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống tàu đi vào Lăng Cô. Trước phút rời xa quê hương, nhà vua nhìn lên bờ, không nén được cảm xúc vì nỗi niềm riêng và vận nước nên đã oà khóc. Từ Sài Gòn, ngày 13 tháng 12 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống chiếc tàu mang tên “Biên Hoà” đi Bắc Phi.
Do không quen đi trên biển, nhà vua bị say sóng liên miên nhưng vẫn không hề thốt ra một lời kêu ca, oán thán. Chiều chủ nhật, 13 tháng 1 năm 1889, vua Hàm Nghi đến thủ đô Alger của Algérie. Lúc này nhà vua vừa bước qua tuổi 18.
Trong 10 tháng đầu sống trên đất khách, vua Hàm Nghi nhất định không chịu học tiếng Pháp vì ông cho đó là thứ tiếng của dân tộc xâm lược nước mình. Ông có ít bạn và hầu như không tiếp xúc với ai, mọi việc giao thiệp đều qua thông ngôn Trần Bình Thanh. Nhưng về sau, thấy người Pháp ở Algérie thân thiện, khác với người Pháp ở Việt Nam, nên từ tháng 11 năm vua Hàm Nghi bắt đầu học tiếng Pháp. Vài năm sau, vua Hàm Nghi nói và viết tiếng Pháp rất tốt.
Mặc dù ở nước ngoài nhưng mọi nét văn hóa của đất nước vẫn được ông gìn giữ. Vua Hàm Nghi vẫn dùng khăn lượt, áo dài theo nếp cũ ở quê hương, ông sống âm thầm, quần áo đều tự may lấy theo kiểu cổ Việt Nam, để tóc búi củ hành cho tới khi mất. Niềm vui của ông lấy từ việc học đàn, vẽ tranh, chụp ảnh. Vua Hàm Nghi cũng có mối quan hệ với một số trí thức Pháp nổi tiếng. Năm 1899, vua Hàm Nghi có sang thăm Paris và đến xem một triển lãm của danh họa Paul Gauguin. Về sau khi vẽ tranh, vua Hàm Nghi cũng chịu ảnh hưởng bởi phong cách của Gauguin.
Vào năm 1904, vua Hàm Nghi đính hôn với bà Marcelle Laloe - con gái của ông Laloe, chánh án tòa Thượng phẩm Alger. Đám cưới của vua Hàm Nghi đã trở thành một sự kiện văn hóa của thủ đô Alger. Một ông hoàng Phương Đông, vận áo dài đen, đầu quấn khăn đen, cắp bên mình một cô đầm pháp mặc áo cưới xúng xính đúng mốt của phương Tây, không ai chứng kiến mà không tò mò. Từ lúc đính hôn, cho đến ngày cưới của cựu hoàng với bà La Loe, đều được giới làm bưu ảnh Alger lúc đó khai thác triệt để. Vua Hàm Nghi cùng bà Marcelle Laloe có 3 người con là công chúa Như Mai sinh năm (1905-1999), công chúa Như Lý hay còn được gọi là Như Luân (1908-2005) và hoàng tử Minh Đức (1910-1990).
Mộ vua Hàm Nghi tại miền Trung nước Pháp.
Các con của vua Hàm Nghi đều là những người có chí, học tập và đạt được nhiều học vị cao. Trong đó ấn tượng nhất là hoàng tử Minh Đức, mặc dù trở thành một sĩ quan Pháp song vào năm 1946, khi nhận được lệnh sang Đông Dương làm nhiệm vụ, Hoàng tử Minh Đức đã kiên quyết từ chối.
Hoàng tử nói:
-        “Tôi không thể cầm súng bắn lại đồng bào tôi. Nếu Chính phủ Pháp muốn đưa tôi ra trước tòa án quân sự thì tôi phải chịu. Nhưng tôi không thể đi sang Việt Nam đánh giặc cho người Pháp và chống lại người Việt Nam”.
Vậy nên, người Pháp đã đưa hoàng tử Minh Đức sang phục vụ cho một đơn vị lính ở Algerie.
Việc liên lạc với đất nước hết sức khó khăn, nhưng mỗi lần có dịp nói về đất nước ông không ngại tỏ rõ sự tự hào về đất nước của mình
-        “…Lịch sử nước Pháp rất hấp dẫn và thích thú, nhưng nước tôi cũng có những trang sử đẹp, vẻ vang, không kém…”. 
Đối với người ngoài, con người biết tự trong là con người yêu quý nước mình. Đối với dân tộc ông biết mình là biểu tượng của tinh thần yêu nước cho nên ông gìn giữ cái biểu tượng đó cho đến lúc qua đời. Bới thế sau khi ông bị bắt nhiều năm mà phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục duy trì. Cho đến năm 1913 khi lĩnh Hoàng Hoa Thám qua đời thì ảnh hưởng của cựu hoàng Hàm Nghi mới hết tác động trực tiếp đến các phong trào yêu nước. Điều đó chứng tỏ rằng mặc dù thân xác bị lưu đày nhưng ý chí và tình yêu dành cho quê hương và nhân dân Việt Nam vẫn luôn sống trong con người ông.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay1,314
  • Tháng hiện tại53,321
  • Tổng lượt truy cập1,819,252
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây